PHẦN THỨ NHẤT: NGHỀ NGHIỆP
CHƯƠNG 1.1: CHẤT LIỆU LÀM PHIM
Trong phim “ĐOÀN TÀU KÉO CÒI 3 LẦN (HIGHNOON)”, khi nhà ga hiện ra, ta thấy tấm bảng để *Hadleyville” (thành phố Hadley) ta thấy sao mà cái đó giản dị và tự nhiên vậy. Đó là điều mà chúng tôi gọi là Cảnh phim trình để (Scène d’exposition). Thế rồi, (trong trường hợp cái đó lọt qua mắt bạn đi), lại thấy tiếp một nhà băng có hàng chữ ở mặt tiền: “Ngân hàng Hadley”.
Qua 5 phút đầu tiên, bạn cũng cho công chúng biết luôn, đây là cái thể loại phim gì. Khi mà khán giả đã yên vị trong ghế, họ cần phải biết: họ sẽ phải cười, hay khóc, hay là nổi giận…
Sự mở đầu của bộ phim “ĐOÀN TÀU KÉO CÒI 3 LẦN” đã làm cho ta căng thẳng (tất nhiên là âm nhạc cũng có phần đóng góp…): các đường phố vắng lặng, tạo cảm giác là sắp xảy ra một cái gì đây – cái gì không bình thường, cái gì kịch tính. Tôi không thể tưởng tượng, là xem cái đó, mà các bạn lại chờ đợi 1 tấn hai kịch lố lăng được.
Cần xác định ngay, nếu có thể, thể loại và phong cách; cần dẫn dắt khán giả. Và chớ có tính bài gian lận nhé, khán giả sẽ không tha thứ đâu!
Nghĩa vụ của nhà biên kịch phim, là thông tin cho công chúng những gì mà họ chờ đợi: phải xuất phát từ nguyên tắc là khán giả không biết gì hết. Bạn phải cho họ biết mọi thứ. Họ chờ bạn cho phép hành động thế này, thế nọ, tùy bạn hướng dẫn họ đi sao cho đúng đường. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu đây là một phim hài. Nếu bạn không vạch được rõ ràng là có thể cười được, thì đã có thể chờ đón một thất bại tày trời rồi đó. Cảnh phim thứ nhất, hình ảnh thứ nhất, phải tuyên bố không mập mờ. “Đây, thư giãn nho nhỏ! các bạn tới đây là để đùa giỡn đã đời!”
Nếu bạn làm cho công chúng hăng tiết ngay từ đầu, thế là xong. Trong “ĐOÀN TÀU KÉO CÒI 3 LẦN”, không có 1 xăngtimét phim nào bị phí phạm.
Mới tới cuối générique (cảnh phim giới thiệu tên phim và người làm phim) đã thấy rõ ra phim kiểu gì; bạn yên chí là đáng đồng tiền bát gạo rồi. Và sẽ tin chắc là sẽ có hành động, và hồi hộp.
(trích tư liệu từ Trung Tâm Nghiên Cứu Nghệ Thuật Và Lưu Trữ Điện Ảnh Việt Nam)