NGHỆ THUẬT VIẾT KỊCH BẢN ĐIỆN ẢNH (TẬP 1)

camera-7903435_1920

PHẦN THỨ NHẤT: NGHỀ NGHIỆP 

CHƯƠNG 1.3: CHẤT LIỆU LÀM PHIM

Nhà văn là cái gì? Bộ não và hệ thần kinh của một nhà văn là luôn luôn trong tình trạng báo động. Nó ghi nhận không ngừng những cảm xúc nhiễu loạn dội tới. Và một nhà văn biết tự trọng muốn biết tại sao anh ta bị nhiễu loạn như vậy. Mỗi lúc trong cuộc đời một nhà văn là 1 tấn kịch, qua đôi mắt. Cái gì đập vào mắt bạn? Chẳng phải là bạn ngồi ngay vào bàn, và tìm hiểu xem là cái gì; nhưng tới một lúc nào đó, sẽ là lúc chín mùi để nhận định. Trong ngày, bạn đã tích lũy một lượng cảm xúc khá đầy đủ, và bây giờ là lúc trải chúng ra trên giấy.

Nếu bạn không dùng một phần thời giờ trong ngày để ngồi trước cái máy đánh chữ, thì bạn không phải là một nhà văn.

Bởi vậy, chúng tôi đã khuyên các sinh viên của chúng tôi ở A.F.I (Học Viện điện ảnh Mỹ), là cần lập một quyển nhật ký. Có thể là không phải ngày nào cũng ghi, nhưng ít nhất là 3-4 lần trong tuần. Điều đó giúp cho bạn luôn luôn nối mạch, luôn luôn giữ liên lạc với chính mình, với những tính khí, với những ảo ảnh của bạn – đó là điều tiên quyết đối với một nhà văn! Như vậy, bạn tạo một dự trữ về ý tưởng, về nhân vật, về đề tài. Mỗi một nhà văn có trong đầu một cái nhà máy nhỏ không ngừng làm ra sản phẩm. Ngay cả khi bạn gặp chuyện hay, chắc chắn bạn sẽ không đến nỗi quên mất nó. Nhưng rồi bạn sẽ sớm đối diện với các sự kiện khác, những con người khác gặp trên đường, làm cho bạn lạc mất sự chú ý, và cuối cùng, mọi thứ đều rối mù, tan biến… Hãy lập một quyển nhật ký ngay từ bây giờ đi… Có những ngày, bạn thấy chẳng có quái gì để mà ghi, toàn chuyện vớ vẩn. Khi đó, bạn sẽ ghi: “Một ngày chó chết, các thầy bà không ra gì…!” Nhưng tối hôm sau, có thể xảy ra chuyện phi thường! Lập nhật ký là phương cách tốt nhất để canh chừng, lưu giữ mọi thứ vào bộ nhớ, và cũng là cơ hội để tuôn hết trong bị ra…

Hãy làm thử coi, 3 tháng sau, xem lại những điều ghi chép, bạn sẽ thấy không như trước, mọi cái đã thay đổi.

Hãy thành thật với chính mình. Bạn sẽ thấy cách ghi nhật ký của bạn tiến triển từng ngày. Khi bắt đầu ghi, bạn thấy mình tỏ ra khách quan một cách rất “khỉ”. Rồi dần dà, bạn bước sang giai đoạn nội quan. Chính cái đó là cái ta phải trau dồi: cái nhìn riêng tư và chỉ quay về con người và sự vật.

(trích tư liệu từ Trung Tâm Nghiên Cứu Nghệ Thuật Và Lưu Trữ Điện Ảnh Việt Nam)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *